Việt Nam có truyền thống sản xuất lâu đời các sản phẩm nội thất mang phong cách truyền thống nhưng vẫn còn mới mẽ với thị trường quốc tế về các sản phẩm đồ gỗ trong nhà và ngoài trời. Các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam được sản xuất thủ công tại các làng nghề và sản xuất theo quy mô công nghiệp (tại các nhà máy). Cả nước có bốn trung tâm sản xuất đồ gỗ chính gồm: Đồng bằng sông Hồng, Bình Định, Tây Nguyên (Gia Lai, Đắk Lắk) và Miền Đông Nam Bộ (Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai)
Tại vùng đông bằng sông Hồng thì, ác làng nghề nổi tiếng là Đồng Kỳ (Bắc Ninh), Vạn Điểm (Hà Nội)…và còn nhiều làng nghề truyền thống sản xuất đồ gỗ khác nằm rải rác tại các tiỏnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định và Hưng Yên. Có đến 342 làng nghề sản xuất tại Việt Nam và thu hút 99.904 lao động. Hầu hết các đồ gỗ chạm khắc được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang một số nước Trung Quốc, Lào, Đài Loan và Hồng Kông. Tại các vùng này, nhiều loại đồ gỗ trong nhà và ngoài trời đã được sản xuất từ nhiều nguyen liệu khác nhau, từ gỗ tự nhiên khai thác trong rừng, gỗ trồng tại các lâm trường, gỗ công nghiệp. Thường thì các sản phẩm đồ gỗ được thực hiện theo đơn đặt hàng của khách. Ngoài ra, dăm gỗ cũng được xuất khẩu với khối lượng tương đối tại các vùng này.
Tính đến nay, Việt nam có khoảng 2.500 doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên chế biến và kinh doanh gỗ trên phạm vi toàn quốc. Tổng công suất chế biến gỗ của các đơn vị này được ước tính vào khoảng 3triệu m3/năm. Để duy trì khả năng cạnh tranh, nhiều công ty đã chú trọng đầu tư vào đội ngũ lao động, máy móc cũng như thiết kế. Về cơ bản, các sản phẩm nội thất xuất khẩu của Việt Nam được chia là 4 nhóm như sau:
v Nội thất ngoài trời: Được làm từ gỗ keo, tếch, sồi, chò, chỉ, bạch đàn được khai thác trong nước hoặc nhập khẩu.
v Nội thất trong nhà: Được làm từ gỗ thông, gỗ cao su, cũng có thể là những loại gỗ cứng như gỗ lim, gỗ trắc, gỗ gụ…
v Nội thất tái sinh và nội thất hoa văn trong nhà: Chủ yếu được làm từ gỗ đỏ nhập khẩu. Một xu hướng mà các nhà sản xuất đồ gỗ nội thất đang theo đuổi là sự kết hợp giữa gỗ và các vật liệu tự nhiên khác hoặc với kim loại được thiết kế rất độc đáo.
v Nội thất chạm khắc truyền thống: Được làm từ gỗ nhập khẩu từ Lào, Campuchia và gỗ được khai thác trong nước. Phần lớn các sản phẩm này nhắm vào thị trường nội địa, Trung Quốc và Đài Loan.
Kim ngạch xuất khẩu của đồ gỗ nội thất Việt Nam trên thị trừờng quốc tế tăng từ 219 triệu USD (2000) lên 3,93 tỷ USD (2011). Và đến nay, đồ gỗ nội thất Việt Nam đã được xuất khẩu đến 167 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tăng đáng kể với 58 quốc gia vào năm 1998. Trong đó, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật bản là những điểm đến chính của mặt hàng này. Năm 2006, Việt Nam đã vượt qua Indonesia và Thái Lan và trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Nhìn chung, Việt Nam là một địa điểm hoàn mỹ cho việc sản xuất đồ gỗ nội thất là một điểm đến gia công rất hấp dẫn với nền kinh tế vĩ mô ổn định, chi phí nhân công thấp, đội ngũ lao động lành nghề và khả năng thích ứng rất cao.
Kể từ khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại quốc tế vào tháng 01/2007, Việt Nam đã được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý hơn đến nền công nghiệp chế biến gỗ trong nước. Nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng có kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam, không chỉ làm tăng kim ngạch xuất khẩu mà quan trọng hơn, đó còn là qua trình chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hoá sản phẩm và thẩm chí là quảng bá cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hệ thống cơ sở hạ tầng ngành đồ gỗ được trang bị tốt cùng với nó là chuổi cung ứng hoạt động hiệu quả sẽ là nhân tố cơ bản cho sự phát triển của ngành. Hệ thống cảng biển đã giúp cho các nhà sản xuất của chúng ta luôn sẵn sàng và dễ dàng để vận chuyển hàng hoá đi khắp thế giới. Điều này không chỉ tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ gỗ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho qua trình nhập khẩu các vật liệu như gỗ xẻ, gỗ dán, máy móc và thiết bị cần thiết để hỗ trợ cho việc sản xuất đồ gỗ nội thất và chế biết gỗ.
Hơn nữa, Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam – Hoa Kỳ cũng đảm bảo các công ty Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ với những điều kiện và điều khoản hết sức thuận lợi. Trong khi Trung Quốc hiện đang trở thành đối tượng bị Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá mới mức thuế lên đến 20% thì thuế nhập khẩu từ Việt Nam đến quốc gia này chỉ là 3% và tối đa là 4% khi xuất sang EU (hầu hết các đồ gỗ nội thất của chúng ta không bị đánh thuế nhập khẩu tại EU). Hơn nủa Việt Nam còn là một trong những nước có mức tiền lương thấp nhất trong ngành công nghiệp gỗ. Công nhân gia rẻ, lực lượng lao động phong phú với tay nghề cao là lợi thế thu hút các nhà sản xuất chế biến gỗ từ Malaysia, Philippines avf Trung Quốc chuyển địa điểm sản xuất sang Việt Nam, tạo nên một sức mạnh nhất định cho ngành công nghiẹp chế biến gỗ của nước ta.
Từ năm 2000 đến nay, ngày càng có nhiều hơn các công ty của Mỹ quan tâm đầu tư vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực phía Nam bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Biình Dương, Đồng Nai, và một số tỉnh miền Trung như Bình Định và Đầ Nẵng. Trong những năm qua, các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam đã từng bước thuyết phục và lấy được lòng tin từ các đối tác Mỹ và người tiêu dùng do có chất lượng ổn định và giá cả cạnh tranh.
Tuy nhiên, giá cả không phải là yếu tố duy nhất và rõ rang cũng không phải là yếu tố quan trọng duy nhất khi lựa chọn các quốc gia để gia công. Các Công ty nước ngoài gõ cửa thị trừờng Việt Nam còn vì nhiều lý do khác nữa, đặc biệt là do chất lượng sản phẩm của chúng ta. Trước khi thâm nhập và đẩy mạnh phát triển tại Hoa Kỳ, Việt Nam đã có một thời gian dài xuất khẩu đồ gỗ nội thất vào Châu Âu (EU). Chúng ta đã cố gắng hết sức mình để thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh, tuân thủ đầy đủ tất cả các quy định của EU về nguồn gốc nguyên liệu và các tiêu chuẩn về môi trường. Người tiêu dùng Mỹ rất coi trọng nguồn gốc của sản phẩm. Và do vậy, việc đồ gỗ nội thất Việt đã được xác nhận là đảm bảo theo tiêu chuẩn Châu Âu và tất cả các tiêu chuẩn khác là một lợi thế rất lớn và lợi thế này đang hấp dẫn được ngày càng nhiều các nhà bán lẻ Mỹ.
Tuy nhiên, một số nhà nhập khẩu nước ngoài, đặc biệt là những nhà nhập khẩu Nhật Bản có nhận xét là các nhà sản xuất Việt nam còn thiếu tính độc đáo trong thiết kế và tính đa dạng trong sản phẩm. Tuy nhiên nhược điểm này sẽ không phải là một vấn đề nghiêm trọng lâu dài vì các nhà sản xuất đồ gỗ Việt Nam hiện nay đã quan tâm theo rất sát xu hướng thị trường và đã biết tiếp nhận, ghi nhận để nhận biết những phản hồi và kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường cho các sản phẩm của họ.